Mực in mã vạch

         Mực in mã vạch là gì? Phân loại các loại mực in phổ biến

     Mực in mã vạch là một trong hai loại vật liệu in quan trong sử dụng cho máy in mã vạch. Vậy mực in mã vạch có cấu tạo như thế nào và phân loại mực in mã vạch như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài chia sẻ sau đây.

Mực in mã vạch là gì?

     Mực in mã vạch là mực dạng ruy băng và là vật liệu in được sử dụng bên trong các dòng máy in mã vạch công nghệ in nhiệt gián tiếp. Mực in mã vạch thực hiện chức năng bám lên bề mặt của giấy in mã vạch theo các điểm đốt nóng của máy in để tạo thông tin in mà người dùng yêu cầu.

     Ngoài tên gọi mực in mã vạch, sản phẩm này còn được biết đến với tên gọi khác là mực in ribbon, mực in tem nhãn, ruy băng mực in mã vạch.

 

 

Mực in mã vạch là gì

 

Hình dạng của mực in mã vạch

     Mực in mã vạch không phải dạng lỏng được đựng trong các bình, lọ mà là mực từ chất liệu sáp/nhựa (wax/resin) được phủ hoặc cán thật mỏng lên bề mặt nylon và được quấn thành cuộn.

     Không phải bất cứ loại mực in mã vạch nào cũng được phủ lên bề mặt nylon theo cách giống hệt nhau. Mực in có thể được phủ ở mặt trong(Inside) hoặc mặt ngoài(Outside) của cuộn mực. Tùy theo dòng máy in mã vạch sử dụng mà bạn sẽ chọn cho mình loại mực phù hợp nhất.

     Mực in tem nhãn mã vạch có rất nhiều kích cỡ khác nhau từ độ dài cho đến độ rộng của cuộn mực để có thể đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Cấu tạo mực in mã vạch

     Thành phần cấu tạo của mực in mã vạch có 3 phần:

  • Chất tạo màu mực (Carbon)
  • Chất sáp (wax)
  • Chất nhựa (resin)

     Nhờ chất tạo màu mà mực in mã vạch có thể có nhiều màu như trắng, đen, đỏ, xanh dương,... Tuy nhiên mực màu đen được sử dụng phổ biến nhất và dễ tìm kiếm nhất.

     Cấu tạo của mực in mã vạch gồm 3 lớp:

 

 

Cấu tạo mực in mã vạch là gì?

 

  • Lớp vật liệu nền: chế tạo từ polyester film, dẫn nhiệt tốt và chịu được sức căng.
  • Lớp mực: Nằm trên lớp vật liệu nền, được cán mỏng và được cuốn vào trong hoặc cuốn ra ngoài để tạo thành mực outside hoặc inside phù hợp cho các thiết kế khác nhau của các dòng máy in mã vạch.
  • Lớp phủ bảo vệ: Là nơi tiếp xúc trực tiếp với đầu in. Yêu cầu của lớp phủ phải trơn mượt, khả năng truyền nhiệt tốt tạo điều kiện cho mực in được đều, không bị nhòe hoặc mờ.

Phân loại mực in mã vạch

     Hiện nay thị trường mực in tem nhãn mã vạch có rất nhiều những sản phẩm khác nhau với vô số kích cỡ từ nhỏ đến lớn. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, sẽ rất khó để bạn có thể phân biệt được chúng thuộc loại mực in nào khi chưa thực sự am hiểu về sản phẩm. Thông thường, mực in mã vạch được phân làm 3 loại cơ bản, bao gồm: mực in wax, mực in wax/resin và mực in resin. Chúng ta hãy cùng nhau lần lượt tìm hiểu về từng loại mực trên nhé!

Mực in mã vạch Wax

     Mực in mã vạch Wax còn có tên gọi là mực sáp bởi sáp chính là chất liệu cấu tạo nên loại mực này. Do sáp có thể dễ dàng nóng chảy ở nhiệt độ thấp nên khi in tem nhãn mã vạch bằng loại mực này bạn không cần phải để nhiệt độ đầu in quá cao. Việc hạ nhiệt độ đầu in sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho chiếc máy in mã vạch của bạn. Đặc biệt, dù nhiệt độ đầu in không cao như thông tin tem nhãn được in ra vẫn sẽ rõ ràng chứ không hề bị mờ nhạt hay thiếu độ rõ nét.

 

Mực in mã vạch Wax

 

     Trong số 3 loại mực in tem nhãn mã vạch thì mực Wax là loại có giá thành thấp nhất và phù hợp với hầu hết các loại máy in vì thế được khá nhiều các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, loại mực này cũng có một số điểm hạn chế mà bạn cần lưu ý như rất dễ bị phai dưới tác động của môi trường (nắng, gió,...) và các thông tin được in mực có thể bị bay mất khi bị va chạm, cọ xát.

     Mực in mã vạch wax được ứng dụng nhiều nhất trong môi trường văn phòng, lĩnh vực tiêu dùng nhanh, tại các siêu thị,... nơi không có môi trường khắc nghiệt, không đòi hỏi thời gian lưu trữ dài hoặc sản phẩm bị di chuyển thường xuyên. Loại mực này thường được sử dụng cùng giấy in mã vạch decal thường. Hiện chúng tôi đang cung cấp các loại mực wax: P102, P103, P104, P107, P110...

Mực in mã vạch Wax/Resin

     Mực in tem nhãn mã vạch Wax/Resin là sản phẩm mực có sự pha trộn giữa cả chất liệu sáp và nhựa. Nhờ vào việc pha trộn thêm chất liệu nhựa mà loại mực in này có tuổi thọ cao hơn so với mực Wax. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng lưu giữ thông tin trên các tem nhãn mã vạch trong điều kiện môi trường có sự tác động của nắng, gió, độ ẩm,... cũng cao hơn.

 

Mực in mã vạch Wax Resin

 

     Xét về độ bám giấy thì mực in mã vạch Wax Resin đạt được số điểm đánh giá ở mức khá tốt vì vậy tem nhãn được in bằng loại mực này có thể chịu được sự cọ xát trong quá trình di chuyển sản phẩm. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm sẽ có phần cao hơn so với mực Wax.

Mực in mã vạch Wax Resin thường được sử dụng cùng decal giấy hoặc decal nhựa nhám(PP, synthetic PP...) và được ứng dụng trong in tem nhãn cho các sản phẩm đông lạnh, đồ gia dụng, các xí nghiệp may,...

Mực in mã vạch Resin

     Mực in mã vạch tem nhãn Resin là loại mực được tạo nên từ 100% chất liệu nhựa. Chính vì thế, đây là loại mực in có độ bám tem nhãn “khủng” nhất và bền bỉ nhất. Ngoài ra, khả năng chống trầy xước, phai màu của tem nhãn được in ra từ loại mực này là vô cùng ưu việt.

 

Mực in mã vạch Resin

 

     Sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật là thế nên giá thành của loại mực này là khá cao. Thế nhưng dù giá thành có cao một chút nhưng chất lượng tốt thì cũng thật xứng đáng có đúng không nào. Có một vấn đề nhỏ mà bạn cần lưu ý khi sử dụng loại mực in tem nhãn mã vạch Resin đó là nên để nhiệt độ đầu in cao thì mực mới có thể nóng chảy tốt và tạo ra các thông tin rõ ràng, sắc nét trên tem nhãn. Cũng chính vì thế khi sử dụng mực in Resin thì tuổi thọ đầu in giảm, tốc độ in cũng không được quá nhanh.

     Mực Resin thường dùng in trên decal nhựa, decal xi bạc, tem nhãn vải...

     Từ những phân tích trên ta có thể tổng hợp ưu, nhược điểm của từng loại mực để từ đó chúng ta chọn đúng loại mực và phù hợp với nhu cầu của mình.

 

Loại Mực

Ưu điểm

Nhược điểm

Wax

  • Giá thành rẻ
  • Chất lượng in tốt, đảm bảo thông tin trên tem nhãn được rõ nét.
  • Không cần để nhiệt độ đầu in quá cao, từ đó giúp bảo vệ đầu in bền hơn.
  • Phù hợp với nhiều loại máy in mã vạch nên được ứng dụng rộng rãi
  • Dễ bị nhòe, phai trong môi trường nước, dung môi, có nhiều nắng và gió
  • Khi cọ xát mạnh dễ bị trầy xước, bị mất chữ

Wax/Resin

  • Khả năng bám giấy tốt, chịu được tác động của môi trường
  • Mực in trên tem nhãn có độ bền cao
  • Dễ sử dụng, phù hợp với nhiều loại máy in mã vạch
  • Khi in phải sử dụng nhiệt độ đầu in cao nên cần tùy chỉnh sao cho mực nóng chảy đều, cho ra chất lượng mực in rõ nét.
  • Giá thành cao hơn mực Wax

Resin

  • Độ bám dính “siêu đỉnh” và chịu trong môi trường khắc nghiệt.
  • Khả năng chống trầy xước khi cọ xát trong quá trình vận chuyển
  • Khả năng chống nước, kháng hóa chất tốt.
  • Sử dụng cho nhiều loại máy in
  • Giá thành cao hơn so với 2 loại mực trên.
  • Yêu cầu nhiệt độ nóng chảy cao nên đầu in dễ bị hỏng sau một thời gian dài hoạt động và khi đầu in hoạt động ở nhiệt độ cao nên tốc độ in cũng phải chậm lại so với 2 loại mực trên.

 

 

Nguồn: Internet