Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất tem nhãn trắng là decal dạng cuộn và 1 phần nhỏ sản phẩm không keo như giấy Couche, Ivory. Để lựa chọn nguyên liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng cho từng sản phẩm chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về decal dùng cho sản xuất tem nhãn bên dưới. Về decal để sản xuất tem nhãn có rất nhiều loại như decal giấy, decal nhiệt (loại có mực sẵn trong giấy), decal nhựa.... và mỗi loại mục đích ứng dụng khác nhau. Khách hàng có thể tìm hiểu nguyên liệu trong bài viết phía dưới hoặc liên lạc với chúng tôi để được tư vấn trước khi đưa ra quyết định chọn loại vật liệu nào để sản xuất tem cho phù hợp, tránh trường hợp chọn không đúng nguyên liệu làm tăng chi phí của khách hàng.
Về quy cách tem mã vạch phổ biến và được mặc định như sau: X * Y * nT * D
X: độ dài tem theo chiều ngang cuộn (đơn vị là mm hoặc inch).
Y: độ dài tem theo chiều dài cuộn (đơn vị là mm hoặc inch).
nT: số tem trên 1 hàng ngang.
D: chiều dài cuộn (đơn vị là mét)
Bây giờ tôi và bạn cùng tìm hiểu về decal dùng để sản xuất tem nhãn
Decal (hay đề can) là một loại màng tự dính, có sẵn keo có thể dính dưới tác dụng của áp lực.
Cấu tạo decal thường có 4 lớp:
Lớp mặt: có thể là giấy, màng nhựa tổng hợp hoặc vải, có thể được tráng hoặc không tráng các chất vô cơ như cao lanh hoặc tấm kim loại. Lớp mặt thường có khả năng in, viết được. Lớp mặt có thể được gia cố thêm lớp màng mỏng, trong để ngăn cách hơi ẩm và bụi.
Lớp keo: được phủ lên mặt đáy của lớp mặt và thường dính chặt vào lớp mặt.
Lớp chống dính: có thể bằng silicon hoặc PE-silicon, được phủ lên mặt trên của lớp đế để ngăn cách lớp đế khỏi dính vào lớp keo.
Lớp đế: mục đích nhằm bảo vệ lớp keo khi chưa sử dụng.
Độ trắng của lớp mặt
Định lượng (của cả bốn lớp hoặc của lớp đế và lớp mặt)
Độ dày (của cả bốn lớp hoặc của lớp đế và lớp mặt)
Độ bám dính của keo
Độ bắt mực in của lớp mặt
Độ bền màu dưới ánh sáng mặt trời
Độ bền xé (lớp mặt) theo chiều ngang và chiều dọc
Ứng dụng:
Đề can thường được dùng để in nhãn giới thiệu nội dung các vật dụng, sản phẩm trong công nghiệp, trong văn phòng và trong sinh hoạt hay dùng với chức năng ghi dấu bảo hành (đối với loại này chúng ta thường thấy decal vỡ các cửa hàng bán đồ điện tử dán vào sản phẩm của họ để tính ngày bảo hành cũng như xem đồ điện tử ấy đã được mở chưa v.v...)
Như phân tích phần cấu tạo ở trên chúng ta có thể phân loại decal như sau:
1- Theo chất liệu lớp mặt ta có decal giấy và decal nhựa (loại xé không rách).
- Decal giấy: gồm có decal giấy thường, decal nhiệt (loại có sẵn mực trong giấy), decal bán cảm nhiệt.
- Decal nhựa: gồm có decal pp, decal synthetic pp, decal PET, decal xi bạc
2- Theo chất liệu lớp keo ta có keo Acrylic (thường gọi là keo nước), keo hotmelt (thường gọi là keo cao su), keo Remove, keo siêu dính (thường dùng dán lốp xe), keo lưu hóa... Hai loại keo sử dụng phổ biến hiện nay là Acrylic và hotmelt.
3- Theo chất liệu lớp đế ta có decal đế Craft, decal đế Glassine và 1 phần nhỏ là decal đế PET
Từ cách phân loại trên chúng ta thấy nếu kết hợp tất cả các tính chất trên ta có rất rất nhiều loại. Mặt khác tùy theo hãng sản xuất 1 loại decal có thể làm nhiều cấp chất lượng khác nhau cho phù hợp với các ứng dụng trên thị trường (thấp cấp, trung cấp, cao cấp hoặc theo độ bóng bề mặt ta có: mặt nhám, mặt bóng vừa - semi gloss, mặt bóng - gloss).
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu sơ qua về decal tem nhãn, các bạn có thể dựa vào đó chọn loại decal phù hợp cho các ứng dụng của mình. Ngoài ra các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.
Nguồn: wikipedia